Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

Coi người làm dịch công chứng là 'phu chữ' cũng chẳng ngoa

Xét về cả chuyên môn ngoại ngữ lẫn việc hoàn tất tính pháp lý cho hồ sơ dịch công chứng thì đều có thể coi những người trực tiếp làm nghề này như các "phu chữ".


Chẳng có nghề gì là “ngồi mát ăn bát vàng” như chúng ta nghĩ và nghề dịch công chứng cũng vậy. Muốn trở thành một nhà biên dịch giỏi thì ngoài vốn ngoại ngữ tốt mà còn phải có khả năng diễn đạt để bản dịch công chứng có thể trở thành một văn bản có chất lượng, truyền tải được ý tưởng của bản gốc, đảm bảo con dấu được đóng lên có giá trị hợp pháp.

 
Chữ nghĩa chuẩn xác và con dấu hợp lệ mới làm nên một bản dịch công chứng toàn vẹn và đảm bảo tính pháp lý cần có.

Dịch công chứng không đơn giản chỉ là ngành nghề tự do và chẳng có áp lực gì mà nó là cái nghề vắt “chất xám” một cách triệt để, chưa kể đến khâu pháp lý cần hoàn tất. Nếu hỏi tại sao thì chỉ có thể giải thích rằng nếu không vận dụng kiến thức, đầu óc thì lấy đâu ra chữ mà viết lách, lấy đâu ra ngôn từ để mà chuyển ngữ? Vì thế người ta nói nghề dịch công chứng là “phu chữ” cũng là lẽ đó.

Tại sao nói dich công chứng là phu chữ?

Dịch công chứng là nghề vất vả, công phu, người dịch phải làm việc cật lực, oằn lưng ra mà dịch trên từng con chữ, từng trang giấy. Người ta thường nói nghề dịch công chứng này là “phu chữ” cũng không ngoa. Khách hàng đôi khi cũng làm những biên dịch phải trăn trở, ăn không ngon, ngủ không yên chỉ vì một vài câu chữ mình cảm thấy chưa chuẩn, chưa bằng lòng, chưa đắc địa. Đó cũng là chuyện thường tình bởi vì đã làm cái nghề là dâu trăm họ thì phải chiều ý khách hàng. Những lỗi mắc phải trong bản dịch công chứng cũng là do khả năng dịch thuật của người “phu chữ” nên cũng chả trách được khách hàng.

Thật ra, “tác giả viết những gì họ biết, còn dịch giả phải biết tất cả những gì tác giả viết”. Nếu không biết thì dịch làm sao được. Cũng may, bây giờ có nhiều phương tiện tìm kiếm, tra cứu, cho nên thuận lợi hơn trước nhiều. Tuy nhiên, trách nhiệm sau dịch công chứng có những ràng buộc không chỉ về mặt ngôn ngữ văn tự chuyên môn, mà tầm quan trọng của pháp lý đè lên vai cũng khá nặng, do đó sự sâu sát với bản gốc rất cần được đề cao.

 Không chỉ là dịch ngữ đơn thuần có thể sai sót vài điểm, dịch công chứng cần độ chuẩn xác cực cao

Người dịch công chứng không làm ra cái hoàn toàn mới mà là tái tạo văn bản gốc bằng ngôn ngữ khác. Trong bản dịch tiếng Việt hay ngôn ngữ khác của mình, người dịch có thể có những sáng tạo để cho bản dịch hay, đọc bản dịch mà như đọc bản gốc thì thật là một bản dịch công chứng xuất sắc đúng nghĩa.

Dịch công chứng trên từng con chữ

Tiêu chí của dịch công chứng là chuẩn, phải đúng: đúng nội dung, đúng hình thức, đúng văn phong của bản gốc. Để có thể đạt được tiêu chí này, người dịch phải cất công dịch trên từng mặt chữ. Để hiểu nghĩa của một văn bản nào đó và viết ra thành một văn bản chuyển ngữ thì người dịch phải hiểu rõ tường tận nghĩa của từng chữ một trên văn bản gốc, bởi nếu bỏ sót nó có thể làm sai lệch hoàn toàn ý nghĩa của bản gốc. Lợi ích và giá trị của dịch công chứng mang lại xét trên phương diện nhỏ hẹp của từng cá nhân hay đoàn thể lẫn phạm vi quản lý vĩ mô đều rất lớn, duy trì sự thông suốt cho các hoạt động liên quan đến nước ngoài, do đó sự tường tận bối cảnh lẫn ngữ nghĩa của câu chữ là điều phải có.

Nhiều người dịch công chứng dịch khá kỹ, họ đọc lướt qua để hiểu được ý nghĩa của tài liệu. Sau đó họ tiến hành dịch nghĩa thành một văn bản hoàn chỉnh, từng từ từng từ một đều được dịch ra, không cắt xén, bớt bỏ từ nào rổi mới hiệu đính đọc lại bản dịch của mình xem lại cách diễn đạt, cách hành văn, cách sử dụng ngôn từ, thành ngữ ,… đã phù hợp với tính chất của văn bản gốc chưa. Từ đó, chúng ta có một bản dịch công chứng hoàn chỉnh mà đúng theo tiêu chí đặt ra.

Chiến lược diễn ngôn của người dịch công chứng

Nhiệm vụ của một người dịch công chứng là tạo ra sự tiếp xúc của người đọc và văn bản gốc bằng cách sử dụng ý nghĩa cốt lõi có trong văn bản gốc để tạo ra một tổng thể mới, hay nói cách khác đó là văn bản đích. Để có thể diển tả được hết ý từ trong văn bản gốc buộc biên dịch phải đọc bao quát nhiều bản dịch công chứng của nhiều loại văn bản nhau vì dịch thuật cần đến kiến thức chủ động. Ngoài lề chuyên môn một chút, ở vị trí những người thuê các công ty dịch thuật làm giúp khâu dịch công chứng họ sẽ chẳng hiểu gì nhiều đến các vấn đề của người thực thi, nhưng sự đánh giá của các vị khách về năng lực của công ty gần như hoàn toàn dựa vào kết quả sau cùng trả về, nói một cách khác thì khả năng dịch công chứng phản ánh năng lực công ty dịch thuật, theo đó sẽ thêm một gánh nặng mới từ doanh nghiệp đè lên vai người "phu chữ" đang trực tiếp thực hiện công việc dịch công chứng, thế nên chiến lược diễn ngôn tất yếu phải có, nhất là với các hồ sơ có nội dung dài và quan trọng.

 
Dù nội dung ngắn hay dài, cá nhân hay công ty nhận làm dịch công chứng cũng phải đảm bảo độ chuẩn cao về mặt ngôn ngữ.

Một dịch giả có năng lực phải có kiến thức toàn diện về ngôn ngữ nguồn cũng như ngôn ngữ đích.
Kỹ năng ‘viết’, nghĩa là khả năng viết lưu loát và chính xác bằng cả ngôn ngữ đích và ngôn ngữ nguồn, cũng rất quan trọng trong dịch công chứng. Trên thực tế, viết là công việc chính của một dịch giả. Tuy nhiên, khi biên dịch chuyển thể sang một ngôn ngữ khác nghĩa là lúc đó họ cũng sử dụng nhiều phong cách viết, các kỹ thuật và nguyên tắc của việc biên tập và cách chấm câu trong cả ngôn ngữ chuyển thể…  Họ còn phải nhạy bén trong việc tích lũy các cụm từ, thành ngữ, từ vựng chuyên biệt và cách sử dụng chúng để đưa vào bản dịch công chứng một cách khéo léo nhằm tạo ra bản dịch tốt, hay.

Người dịch công chứng phải đồng hành cùng nguyên tác

Một trong những điểm được coi là quan trọng nhất trong dịch thuật là khả năng hiểu được giá trị của văn bản nguồn trong phạm vi nội dung diễn ngôn của văn bản gốc. Để phát triển khả năng này người dịch công chứng phải biết được chiến lược diễn ngôn trong văn bản nguồn. Một biên dịch có năng lực phải am hiểu được ngụ ý, bối cảnh của ngôn ngữ gốc.

Chính vì vậy sẽ thật tốt nếu như tác giả văn bản gốc hay người am hiểu những lĩnh vực trong văn bản gốc hợp tác cùng với biên dịch làm việc thì có thể tạo ra một bản dịch công chứng đem lại sự hài lòng cho khách hàng, xét cho cùng thì cũng vì tính pháp lý của dịch công chứng và đặc trưng riêng của nó mà cả người thực hiện lẫn khách đều coi trọng từng câu chữ sao cho văn bản sau cùng hoàn toàn chuẩn xác để có tính pháp lý toàn vẹn. Như dịch giả Nguyễn Bản có nói , trong lao động dịch thuật, quan điểm của ông rất rõ ràng: “Tôi là nhà văn, công việc dịch thuật thực chất là sự hợp tác với tác giả chứ không chỉ để chuyển nghĩa đơn thuần mà còn tham gia vào công việc sáng tác cùng tác giả.", hồ sơ có thể không phải là văn bản hay câu chuyện gì dài tập, nhưng sâu sát cùng ngữ nghĩa gốc là điều nên có.

Ngày nay, công nghệ thông tin, internet phát triển mạnh mẽ đã tạo cho thế hệ biên dịch trẻ ở Việt Nam rất nhiều cơ hội để tiếp cận và chuyển thể. Hi vọng càng ngày chúng ta sẽ có nhiều bản dịch công chứng tốt và chất lượng hơn.

Soạn Giả

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét